Kỹ thuật bâu lọ là gì?
“Bâu lọ” là một thuật ngữ trong ngành may mặc để chỉ một kỹ thuật tạo sự giãn và đàn hồi cho vải. Kỹ thuật này thường được sử dụng để tạo ra các kiểu dáng áo, quần hoặc đầm. Khi áp dụng kỹ thuật bâu lọ, người thợ may sẽ tạo ra các nếp gấp nhỏ trên vải.
Các nếp gấp này sẽ giúp vải có tính đàn hồi, giãn ra được một chút khi cơ thể của người mặc di chuyển và sau đó trở lại hình dạng ban đầu.
Kỹ thuật bâu lọ thường được sử dụng cho các loại vải như cotton, linen, hoặc silk và có thể được áp dụng vào các kiểu dáng áo, quần, đầm hoặc váy để tạo sự thoải mái và linh hoạt cho người mặc.
Cùng chuyên mục Kiến Thức Cắt May khám phá ngay nhé.
Hướng dẫn thực hiện bâu lọ chi tiết
Đây được xem là loại bâu đơn giản nhất, được thực hiện trên vải gấp đôi.
1. Cổ áo
Bạn có thể ráp bâu vào các dạng cổ sau đây: Cổ bẹt dạng thuyền; Cổ tròn hở rộng; Cổ tròn căn bản; Cổ dạng chữ V hoặc trái tim (bâu áo trong trường hợp này được sử dụng đồng dạng với bâu lá sen, do vậy còn có tên gọi khác là bâu sen tim).
2. Cắt vải bâu
Bạn tiến hành gấp đôi vải theo chiều dọc, canh xéo dùng làm mép bâu tương tự như hình minh họa của chúng tôi. Độ dài tương đương với vòng cổ thân áo; Rộng chừng 5 cm đến 7 cm hoặc có thể rộng hơn tùy theo yêu cầu hay ý muốn của bạn. Đầu bâu có thể nhọn hoặc vuông đều được.
Thực hiện cắt vải đôi, cần lưu ý chừa đường may xung quanh.
3. May bâu
Bạn gấp đôi vải bâu theo đường dài bâu sao cho bề trái hướng ra ngoài.
Tiến hành may lộn hai đầu, sau đó là thẳng nếp của mép bâu theo đường gấp đôi, bề mặt vải bâu cho ra ngoài, tránh trường hợp bâu bị vặn vẹo hoặc bai giãn theo canh vải xéo
3. Ráp bâu
Trước tiên bạn ráp sườn vai hai thân áo sau và trước. Để tránh bai giãn bạn hãy may đè vòng cổ. Tiếp đó cắt bớt phần vải tua của vòng cổ áo.
Đặt vào giữa hai lớp vải bâu vòng cổ áo rồi may dính (hoặc bạn cũng có thể may dính vào bề mặt áo một lớp vải bâu, lớp còn lại và bề trái áo úp vào nhau, thực hiện gấp
mép đường may vào và may lọt khe đường may trước hoặc may dằn sát mép gấp).
4. Yêu cầu kỹ thuật
– Vải bâu phải chéo sợi.
– Hai lớp vải bâu ăn khớp nhau đều đặn theo mép gấp đôi của đường ngoài bâu.
– Đầu bâu không bị vênh.
– Vải bâu nằm êm, không bị vẹo canh, không bị bai giãn.
Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn thực hiện bâu lọ mà Daycatmay.edu.vn muốn giới thiệu cùng quý bạn đọc. Chúc bạn thực hiện thành công!